Huyết áp thấp là một bệnh lý tim mạch, có thể gây ngất xỉu hoặc chóng mặt và nhiều bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết.
Huyết áp thấp là bao nhiêu?
Một người được coi là huyết áp bình thường nếu như huyết áp đo được ở mức khoảng 120/80mmHg. Thông thường, huyết áp có thể dao động giữa 110 – 120 (tâm thất) và 70 – 80 (tâm thu).
Người bị coi là huyết áp thấp (HAT) nếu như huyết áp dưới mức 65 (tâm thu). Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác).
Thực tế hiện nay có nhiều người không biết mình đang bị huyết áp thấp hoặc có biết nhưng không xem là bệnh nguy hiểm, không cần chữa. Nhiều người tự sử dụng các thuốc hoạt huyết, thuốc tăng tuần hoàn não, nhưng không chữa được huyết áp thấp. Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát.
Triệu chứng bệnh huyết áp thấp
- Khó tập trung và dễ nổi cáu.
- Hoa mắt chóng mặt, choáng váng.
- Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi.
- Thở dốc, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
- Có cảm giác buồn nôn.
- Suy giảm khả năng tình dục.
- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
- Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp
- Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp: Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng HAT kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, có thể bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
- Hàm lượng hemoglobin thấp: Một người khỏe mạnh có hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới, hàm lượng này ở mức 13,5 – 17,5g/dl, còn ở nữ giới là 11,5 – 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp, tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng, hoa mắt, chóng mặt.
- Nhịp tim chậm: Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp/phút, có thể sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
- Stress và di truyền: Cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.
Huyết áp thấp nên làm gì?
Ăn mặn hơn người thường
Trung bình lượng mỗi ngày người Việt Nam tiêu thụ 10 – 12g muối, phòng và chữa bệnh tăng huyết áp chỉ nên ăn nửa số lượng trên, tức 5g mỗi ngày, nhưng người huyết áp thấp nên ăn 10 – 15g.
Tăng cường ăn uống cho đủ cân nặng
Gây quá huyết áp sẽ thấp. Chú ý ăn các chất protid (đạm) như thịt, cá, trứng, đậu tương tăng ăn rau và quả để thêm vitamin, chất xơ và chất khoáng. Nên ăn nhiều bữa nhỏ cho dễ tiêu.
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, và nhất là bình tĩnh
Những xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể làm huyết áp hạ thêm.
Thể dục thể thao đều đặn
Mỗi ngày, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 10-15 phút. Nên bắt đầu tập những môn nhẹ như đi bộ, sau tiến tới cầu lông, bóng bàn; rồi đến những môn nặng hơn như chạy, bơi, tenis, điền kinh, cử tạ… Chỉ những môn hay gây chóng mặt mới nên tránh như nhào lộn, nhảy dù, leo cao…
Có để dùng thêm một số thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc
Đa số thuốc này chỉ nâng huyết áp được vài tiếng đồng hồ, sau đó huyết áp lại xuống như cũ. Tuy vậy, chúng cũng có ích nhất thời, khi huyết áp xuống quá gây khó chịu. Thí dụ: Heptamil, Coramin, long não… Những thuốc mạnh hơn như Fludrocortison dùng khó, phải có bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý:
- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Ngủ đủ giấc và đủ thời gian cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng bệnh huyết áp thấp.
- Ngoài ra sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể.
- Bên cạnh đó cà phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
Chúng tôi hy vọng bài viết “Huyết áp thấp là bao nhiêu” sẽ giúp ích được cho bạn đọc và cũng mong muốn có được sự đóng góp ý kiến của độc giả bốn phương.
Bài viết Huyết áp thấp là bao nhiêu? Huyết áp thấp nên làm gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr. Khỏe.
source https://drkhoe.vn/huyet-ap-thap-la-bao-nhieu/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét