Cao huyết áp là một loại bệnh tổng hợp và ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù, có khá nhiều người cho rằng đây chỉ là một dạng bệnh nhẹ, nhưng nếu như không có chữa trị kịp thời thì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Cao huyết áp là gì?
Ở người khoẻ mạnh, có huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) là 120mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) là 80mmHg và thường biểu thị bằng chỉ số 120/80mmHg.
Nếu huyết áp tối đa là 140mmHg và huyết áp tối thiểu là 90mmHg được coi là cao huyết áp.
Viện Dinh dưỡng Việt Nam dựa trên cơ sở mức phân loại của Uỷ ban Liên kết Quốc gia về tăng Huyết áp của Hoa Kỳ (1993) phân độ nặng của huyết áp cao thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn | Huyết áp tối đa (mmHg) | Huyết áp tối thiểu (mmHg) |
---|---|---|
1 | 140 – 159 | 90 – 99 |
2 | 160 – 179 | 100 – 109 |
3 | 180 – 209 | 110 – 119 |
4 | > 210 | > 120 |
Cao huyết áp có nguy hiểm không?
Cao huyết áp là “sát thủ giấu mặt” bởi vì nó dần gây tổn thương lên tim, mạch, thận và các cơ quan khác mà không có, hoặc có rất ít triệu chứng báo hiệu.
Những khu vực nguy hiểm ở người mắc bệnh cao huyết áp:
- Mắt: Cao huyết áp không gây tổn hại nghiêm trọng cho tầm nhìn, cho đến khi nó quá cao.
- Tim: Cao huyết áp gây ra sức ép rất lớn lên tim. Tim sẽ dần bị lớn và yếu đi, các chức năng bị suy giảm.
- Thận: Cao huyết áp làm tổn thương mô và tiểu động mạch trong thận, khiến nó hoạt động kém hiệu quả.
- Mạch máu: Cao huyết áp làm cho các mạch máu bị hẹp, chai cứng, dẫn đến chứng xơ vữa động mạch gây ra bệnh tim mạch.
Cao huyết áp kéo dài không được điều trị sẽ gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan khác nhau. Việc điều trị kịp thời làm giảm được các nguy cơ phát triển các chứng bệnh nguy hiểm.
Nguyên nhân gây cao huyết áp
Tuy còn chưa biết rõ nguyên nhân tại sao có một số người lại dễ bị cao huyết áp hơn những người khác, nhưng có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị chứng bệnh này đã được biết đến như sau:
- Chủng tộc: Người gốc Phi có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.
- Tuổi tác: Tuổi càng lớn, càng có nguy cơ mắc bị cao huyết áp, bệnh cao huyết áp hiếm trước tuổi 25.
- Giới tính: Đàn ông sau 45 tuổi mắc huyết áp cao hơn phụ nữ.
- Tiền sử gia đình: Gia đình có tiền sử mắc huyết áp, người đó sẽ có nguy cơ mắc huyết áp cao hơn.
- Dư cân quá mức: Thừa cân gây sức ép nặng nề lên tim quá mức cũng là yếu tố gây lên cao huyết áp.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn quá giàu muối và chất béo có liên quan đến chứng cao huyết áp.
- Stress: Tình trạng căng thẳng thần kinh thường dễ bị chứng cao huyết áp.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc dễ bị cao huyết áp hơn người không hút thuốc.
- Mắc bệnh mãn tính: Như đái tháo đường, tim mạch, …
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Bệnh huyết áp cao không có bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ khi bệnh trở nặng, mới xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như:
- Đau đầu, chóng mặt, tai ù.
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
- Phù nề, xuất huyết
- Thị lực giảm, tiểu máu
- Mất ngủ, giảm trí nhớ, mất khả năng lao động.
Cao huyết áp nên làm gì?
Hạn chế ăn muối
Giảm ăn muối có tác dụng làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp. Yêu cầu mỗi ngày của một người là 4g muối, nhưng thực tế ta thường ăn tới 10g hoặc hơn nữa.
Nếu giảm muối xuống 0,4g mỗi ngày thì huyết áp hạ xuống rõ rệt. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi phải ăn nhạt kéo dài.
Duy trì cân nặng phù hợp
Đối với những người thừa cân thì giảm cân cần và duy trì cân nặng ở ngưỡng thích hợp là một bước quan trọng để giảm nguy cơ xuất hiện tăng huyết áp và hoặc giảm tốc độ tiến triển của số đo huyết áp.
Người cao huyết áp đang cần phải điều trị thì việc giảm cân thừa sẽ giúp kiểm soát huyết áp dễ dàng hơn, hạn chế được tình trạng trơ, kháng lại với điều trị và đôi khi sẽ giúp tránh được việc tăng liều dùng không cần thiết.
Chế độ sinh hoạt, làm việc
Chế độ làm việc phải khoa học, điều độ, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, đảm bảo ngủ đủ, tránh stress tâm thần kinh, sống thoải mái, sảng khoái, vui vẻ.
Bỏ thuốc lá, giảm rượu, bia
Hút thuốc lá, uống rượu không phải là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp nhưng là mối đe doạ gây bệnh mạch vành ở người huyết áp cao. Nên người bị huyết áp cao, cần bỏ hút thuốc, giảm bia rượu.
Tập thể dục
Qua theo dõi một số bệnh nhân cao huyết áp việc tập thể dục các bài khí công có tác dụng tốt, làm cho bệnh nhân thoải mái tinh thần và huyết áp có xu hướng hạ.
Hiện nay, nhiều người cho rằng, tập thể dục, dưỡng sinh có thể dự phòng được xơ vữa động mạch do nó làm tăng HDL – cholesterol.
Những bệnh nhân cao huyết áp vừa và nặng thì cần lưu ý hơn, không được tập quá sức, không tham gia các môn đấu mất nhiều thể lực.
Luyện tập nặng, khiến tim đập nhanh hơn, mạnh hơn trong khi tim đã phải thường xuyên hoạt động quá mức do cao huyết áp. Sẽ gây tổn thương tim sẽ ngày càng nặng lên nhanh chóng, dẫn tới suy tim.
Chúng tôi hy vọng bài viết “Cao huyết áp là gì” sẽ giúp ích được cho bạn đọc và cũng mong muốn có được sự đóng góp ý kiến của độc giả bốn phương
Bài viết Cao huyết áp là gì? Có nguy hiểm không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dr. Khỏe.
source https://drkhoe.vn/cao-huyet-ap-la-gi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét